BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TỪ VIỆC SỬ DỤNG TÚI NI LÔNG

Thời gian gần đây, công tác bảo vệ môi trường trở thành một trong những chủ đề được quan tâm nhất. Nhiều hoạt động, phong trào cũng như lời kêu gọi bảo vệ môi trường diễn ra sôi nổi trên cả nước. Mỗi người dân, nếu thực sự mong muốn bảo vệ môi trường, đều có thể bắt đầu bằng những hành động đơn giản như bỏ rác đúng nơi quy định và hạn chế sử dụng bao ni lông.

Trên thực tế, công tác bảo vệ môi trường đòi hỏi sự đồng bộ từ chính sách, công tác quản lý và ý thức của người dân.

Trong khi đó, tình trạng xả rác bừa bãi, đổ rác không đúng nơi quy định vẫn diễn ra tràn lan, thường xuyên. Điều này phản ánh một thực tế là chính ý thức giữ gìn môi trường kém của người dân đang đe dọa trực tiếp đến môi trường. Ở góc độ khác, từ thói quen sử dụng bao xốp, bao ni lông dẫn đến hệ quả tự hủy hoại môi trường sống của chính mình.

Sử dụng túi ni lông dễ phân hủy là bảo vệ môi trường.
Theo thống kê chưa đầy đủ, mỗi hộ gia đình Việt Nam thường sử dụng 5 – 7 túi nilon/một ngày bao gồm cả túi to, túi nhỏ và những túi siêu nhỏ… như vậy hàng triệu túi nilon được sử dụng và thải ra môi trường mỗi ngày. Một túi nilon bất kể kích cỡ ra sao đều phải mất 200 – 500 năm mới phân hủy hết, có thể gây ô nhiễm nặng nề cho đất đai, nguồn nước lẫn không khí.

Chưa kể nếu bao xốp hay túi ni lông có thể tiếp xúc với thực phẩm, nước uống thì thành phần hóa học của nó sẽ gây ra nhiều triệu chứng nguy hiểm cho sức khỏe, trong đó có cả bệnh ung thư.

Các chuyên gia cho rằng, giải pháp trọng tâm là cần phải làm sao nâng cao ý thức của người dân. Những hoạt động tuyên truyền hay cao điểm hành động hàng năm cần tiếp tục duy trì, nhưng phải tổ chức thêm nhiều mô hình khác. Cụ thể, cần tạo ra những hình thức tuyên truyền tiếp cận trực tiếp từng hộ dân, xây dựng tinh thần hợp tác, cùng nhau bảo vệ môi trường từ khu phố, xóm ấp đi lên, chứ không chỉ “xây nhà từ nóc” như trước đây. Việc giáo dục ý thức từ nhà trường cũng cần được chú trọng, lồng ghép nội dung dạy học gắn với hành động bảo vệ môi trường cụ thể từ chi tiết nhỏ nhất.

Điểm mấu chốt ở đây làm sao mọi người nhận thức đầy đủ ý nghĩa việc bỏ rác đúng quy định và tác hại của túi ni lông để không phải biến thành “hành động tích cực” mà phải trở thành “thói quen tốt” hàng ngày.

Về phía cơ quan quản lý, cần có kế hoạch chiến lược cụ thể để từng bước hạn chế thói quen sử dụng bao xốp, túi ni lông của người dân. Theo ý kiến chuyên gia, chúng ta có thể tính đến biện pháp cấm sử dụng túi nilon và đánh thuế cao với mặt hàng túi nilon hay yêu cầu người mua phải trả tiền túi nilon, để tạo nguồn tài chính cải tạo môi trường.

Nhà nước cũng cần có chính sách hỗ trợ những doanh nghiệp sản xuất túi giấy, túi dễ phân hủy và thân thiện với môi trường. Ngoài ra, cơ quan chức năng cũng như địa phương phải rà soát lại, tính toán lại việc bố trí các điểm thu gom rác tập trung lẫn thùng rác công cộng sao cho thuận lợi, khuyến khích ý thức bỏ rác đúng quy định của người dân.

Hiện nay, tại các khu đô thị lớn hay địa điểm du lịch nổi tiếng, chi phí để xử lý môi trường ngày càng tăng cao. Do vậy, chỉ cần mỗi người dân ý thức bỏ rác đúng nơi quy định, đặc biệt là các sản phẩm từ nhựa, bao xốp, túi ni lông… thì vừa góp phần tiết kiệm đáng kể cho ngân sách Nhà nước, vừa trực tiếp tham gia giữ gìn, bảo vệ môi trường và sức khỏe của bản thân.

Tóm lại, nhìn từ thực tế ở nước ta hiện nay, nếu người dân thay đổi nhận thức, tự giác nâng cao tinh thần trách nhiệm, từ bỏ thói quen bỏ rác bừa bãi cũng như sử dụng túi ni lông thì cũng sẽ góp phần cải thiện môi trường một cách đáng kể. Thực tế cho thấy, rất nhiều người sẵn sàng tham gia những chương trình, phong trào hoạt động tình nguyện vì môi trường, đấu tranh vì môi trường một cách hăng hái. Thế nhưng liệu có ai đủ thẳng thắn, dám

Leave Comments

0988 164 424
0988 164 424