BAO BÌ LINH HOẠT – XU HƯỚNG MỚI CỦA NGÀNH CÔNG NGHIỆP BAO BÌ

Thị trường bao bì và thẻ treo trong những năm gần đây thường xuyên xuất hiện một thuật ngữ tiếng Anh là “flexible packaging”, dịch ra tiếng Việt thì nôm na có nghĩa là “bao bì linh hoạt”. Vậy, “bao bì linh hoạt” là gì? Nó có đặc điểm gì khác so với bao bì truyền thống trên thị trường? Và lý do vì sao mà bao bì linh hoạt trở nên có tính xu hướng trong thời điểm hiện nay như vậy? Cùng Giấy Lan Vi tìm hiểu kỹ hơn về khái niệm mới này nhé!

Bao bì linh hot là gì?

Bao bì linh hoạt có thể được định nghĩa đơn giản là một loại bao bì, đóng gói sản phẩm sử dụng vật liệu có khả năng tùy chỉnh, dễ dàng định hình và thay đổi cấu trúc. Loại bao bì này sử dụng ít vật liệu hơn so với bao bì truyền thống, với sự kết hợp giữa nhiều loại vật liệu khá cơ bản và linh hoạt gồm film, nhựa và giấy… Đây là một phương thức đóng gói khá mới mẻ trong thị trường bao bì hiện đại, và nó cũng đang ngày càng phổ biến hơn nhờ vào tính hiệu quả cao, dễ tái sử dụng, thân thiện với môi trường và giúp tiết kiệm được chi phí.

Ngày nay, bao bì linh hoạt được sử dụng nhiều và rất được ưa chuộng trong việc quảng bá, tiếp thị cho các ngành hàng yêu cầu tính đa năng như thực phẩm, đồ uống, chăm sóc sức khỏe và ngành dược phẩm…

 

Sự khác nhau giữa bao bì linh hoạt và bao bì thể rắn (bao bì cứng)

Trái ngược với bao bì linh hoạt là bao bì thể rắn (rigid packaging). Đây là loại bao bì được làm từ các vật liệu cứng cáp và khó định hình hoặc thay đổi cấu trúc. Đó gồm những loại hộp nhựa, hộp thủy tinh, lon, hộp carton… Trên thực tế, khả năng bảo vệ sản phẩm của bao bì thể rắn có thể khá tốt. Tuy nhiên, chúng thường nặng hơn, sản xuất cầu kỳ hơn và chi phí gia cộng cũng đắt đỏ hơn so với bao bì đóng gói linh hoạt.

Nền kinh tế ngày càng mở rộng với các doanh nghiệp đang tìm kiếm sự lựa chọn linh hoạt hơn để thay thế cho các bao bì cứng nhắc truyền thống. Và sự tiến bộ của khoa học công nghệ, sự thay đổi của xu hướng đóng gói đã giúp cho bao bì linh hoạt dần chiếm lấy thị phần vốn được coi là khá bền vững trước đây của bao bì thể rắn. Thế nhưng, sự khác biệt thực sự nằm ở đâu? Cùng so sánh một chút:

Cả bao bì linh hoạt và bao bì thể rắn đều được sử dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp đóng gói, từ thực phẩm, đồ uống cho đến các sản phẩm tiêu dung cá nhân. Nhưng đôi khi, chúng cũng có thể thay thế cho nhau trong thị trường kinh doanh.

  • Về kích thước & trọng lượng:

Vật liệu sử dụng để làm bao bì thể rắn thường dày dặn, nên các sản phẩm bao bì thể rắn cũng thường sẽ nặng hơn. Trong khi đó, bao bì linh hoạt chủ yếu làm từ nhựa, màng film, giấy bạc hoặc giấy các thể loại… nên thành phẩm thường ít cồng kềnh và nhẹ hơn bao bì thể rắn truyền thống rất nhiều.

Các thiết kế cho bao bì linh hoạt cũng thường có khả năng xếp gọn nên không chiếm quá nhiều diện tích so với bao bì thể rắn.

  • Về chức năng bảo vệ:

Bao bì thể rắn giúp bảo vệ sản phẩm bên trong tốt hơn, khỏi nhiều tác nhân từ môi trường bên ngoài như nhiệt độ và sự va đập. Nhưng khi có sự va đập mạnh, bao bì thể rắn thường dễ bị lõm, móp méo hoặc có thể bị vỡ. Còn bao bì linh hoạt có độ giảm sốc, chỉ bật trở lại khi bị rơi ra trong quá trình vận chuyển.

  • Về khả năng tùy chỉnh:

Vật liệu đóng gói bao bì linh hoạt, cho phép tạo ra các hình dạng bao bì độc đáo, do vậy, bao bì linh hoạt có thể dễ dàng được tùy chỉnh theo bất kỳ hình dạng nào và dạng thức nào mà vẫn giữ được thông điệp thương hiệu mạnh mẽ. Trong khi bao bì thể rắn thì khó tùy chỉnh hơn, hoặc nếu có tùy chỉnh được đi chăng nữa thì cũng sẽ tốn nhiều thời gian, và chi phí cũng đắt đỏ hơn nhiều.

  • Tính thân thiện với môi trường:

Việc sản xuất bao bì linh hoạt sử dụng ít năng lượng hơn so với bao bì thể rắn. Bên cạnh đó, những kiểu thiết kế của bao bì linh hoạt thường có mục đích để tái chế và tái sử dụng.

Thị trường nào cho bao bì linh hoạt?

Theo báo cáo chung về thị trường ngành bao bì linh hoạt ở châu Á – Thái Bình Dương thì quy mô của thị trường bao bì toàn cầu đạt 124,9 tỷ USD vào năm 2021. Nhìn về phía trước, các nguồn tin thị trường đã có kỳ vọng thị trường sẽ đạt 162,4 tỷ USD vào năm 2027, thể hiện tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 4,5% trong giai đoạn từ 2022 đến 2027. Những ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của đại dịch COVID-19 đối với các ngành công nghiệp này cũng liên tục được theo dõi và đánh giá. Quả thật, COVID-19 đã có sự tác động sâu sắc đến thị trường bao bì nói chung, do có sự sụt giảm đáng kể ở một số ngành nghề. Tuy nhiên, nhu cầu về các giải pháp in ấn bao bì cho một số ngành như thực phẩm, đồ uống hoặc dược phẩm… vẫn có chiều hướng gia tăng. Sự phát triển của các tiến bộ trong công nghệ đóng gói, cũng như nhu cầu toàn cầu về vật liệu mang tính linh hoạt cũng dẫn đến sự thay đổi đáng kể cách nhìn nhận của thị trường và người tiêu dùng đối với bao bì linh hoạt, vốn được tin rằng là một giải pháp thay thế hiệu quả về chi phí cho các vấn đề bảo quản, giảm thiểu lãng phí sản phẩm cùng với việc giữ cho thực phẩm an toàn và lành mạnh.

Leave Comments

0988 164 424
0988 164 424